Vào ngày 15 tháng 8 năm 1975, ngày đức mẹ lên trời, giám mục Văn Thuận bị gọi đến dinh Độc Lập ở Sài Gòn và bị bắt. Người ta qui việc ông được bổ nhiệm làm giám mục phó chính là ý đồ đảo chính của tòa thánh Vatican và những người theo chủ nghĩa đế quốc.
Giám mục Văn Thuận bị đưa trở lại Nha Trang và giam giữ ở giáo phận Cây Vông. Đây cũng là nơi ông ghi chép lại những thông điệp ngắn lên những trang lịch rồi tìm cách chuyển chúng đi từ nơi giam cầm.
Vào một đêm tháng 10 năm 1975, tôi chợt ngộ ra: "Franziskus, thực ra mọi chuyện rất đơn giản. Hãy cứ làm như thánh Paulus khi bị giam giữ: Hãy viết thư gửi cho các cộng đoàn khác nhau." Vào sáng hôm sau, khi trời mới rạng, tôi bí mật ra dấu cho một cậu bé bảy tuổi. Cậu bé tên Quang, đang trên đường trở về nhà sau buổi cầu nguyện lúc 5 giờ sáng: "Con nhờ mẹ con mua cho cha mấy cuốn lịch cũ." Khi trời tối, Quang đem lịch đến cho tôi. Trong tháng 10 và tháng 11 năm 1975, hàng đêm, tôi viết thư từ nơi giam cầm gửi nhân dân của mình. Hàng sáng, cậu bé lại đến lấy những tờ lịch mang về nhà cho các anh chị chép lại. Cứ như thế, cuốn "Đường hy vọng" hình thành ...
(François Xavier Nguyễn Văn Thuận, Năm chiếc bánh mì và hai con cá)

Kể từ khi bị vu tội và bắt giữ vào ngày 15 tháng 8 năm 1975 mà không có bất cứ phiên tòa xét xử nào, ông Văn Thuận bắt đầu trải qua thời gian giam giữ 13 năm, trong số đó có tới 9 năm ông bị giam biệt lập. Năm 1976, ông bị chuyển đến trại tù Vĩnh Quang trên dãy núi của thị trấn Vĩnh Phú thuộc miền Bắc Việt Nam. Sau đó, ông trải qua thời kỳ bị giam trong tù sở cảnh sát ở Hà Nội rồi nhận quyết định giam giữ mới, lần này ở Giang Xá, thuộc ngoại ô của một thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1982, ông Văn Thuận đã bị chuyển giam ở nhiều nơi khác nhau, phần lớn bị giam biệt lập.
Ông tìm thấy sức mạnh để vượt qua những năm tháng giam cầm, đặc biệt là vượt qua sự biệt lập, chính nhờ thánh lễ. Hàng ngày, ông dùng chút rượu mà gia đình gửi vào làm „thuốc chống bệnh đau dạ dày" để thực hiện nghi thức thánh lễ.
Tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được lời diễn tả niềm vui to lớn của mình: Với ba giọt rượu vang và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi thực hành tiệc thánh mỗi ngày. Đó chính là bàn thờ thánh, chính là nhà thờ của tôi! Tôi đã có được thứ tiên dược cho linh hồn và thể xác ...
(Hy vọng nâng đỡ chúng ta, trang 152)
Vào ngày 21 tháng 11 năm 1988, ngày lễ tưởng nhớ „Đức mẹ dâng mình vào đền thánh", ông Văn Thuận được thả tự do. Ông sống và chịu sự quản thúc trong nhà vị giám mục ngày đó ở Hà Nội. Tuy không được làm bất cứ công việc nào với tư cách là giám mục, nhưng ông có thể tự do đi lại trong thành phố.
Stichworte: Diesem Inhalt sind Tags zugeordnet. Ähnliche Themen finden Sie nach einem Klick.
Öffnungszeiten der Ausstellung
- montags bis samstags
von 10:00 bis 17:00 Uhr - sonntags
von 12:30 bis 17:00 Uhr