Năm 19 tuổi, ông Văn Thuận tham gia khóa học linh mục Phú Xuân tại Huế. Ở đó, ông theo học triết học và thần học. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1953, ông được giám mục Jean-Baptiste Urrutia MEP thụ phong linh mục.

Với tư cách là linh mục, ông được cử về thành Quảng Trị, cách Huế 160 km về phía Bắc. Chỉ vài tuần sau đó, ông Văn Thuận nhiễm bệnh lao. Sau thời gian điều trị ở Huế, ông được chuyển về Sài Gòn để cắt bỏ một bên phổi. Trước khi tiến hành phẫu thuật, khi một phép màu, các bác sĩ xác nhận ông hoàn toàn khỏi bệnh.
Bản thân tôi tin rằng chính thiên hướng trở thành linh mục của tôi có liên kết chặt chẽ vừa ảo vừa thực với huyết thống của các tử đạo bị giết hại từ thế kỷ trước, những người bất chấp việc tính mạng bị đe dọa cũng như cách hành vi bạo lực vẫn tuyên truyền thông điệp Phúc âm và luôn trung thành với sự thống nhất của nhà thờ.
(Hy vọng nâng đỡ chúng ta, trang 126 và tiếp)
Sau khi hồi phục, ông được giám mục Urrutia cử về giáo sứ Franziskus ở Huế và sau đó bổ nhiệm làm tuyên úy của viện Pellerin, bệnh viện trung ương và các nhà tù tỉnh của thành phố trung tâm Việt Nam. Chính giám mục Urrutia cũng là người cử ông Văn Thuận sang thành Rom để học tại trường đại học giáo hoàng Urbaniana từ năm 1956 đến năm 1959. Trong khoảng thời gian này, lần đầu tiên tân tuyên úy được đặt chân vào nhà thờ dòng họ Cellitin kính đức mẹ Maria.

Năm 1959, ông Văn Thuận bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ giáo luật về chủ đề „Tổ chức tuyên úy quân đội trên toàn thế giới" rồi quay trở về Việt Nam. Tại đó, ông tham gia giảng dạy ở tiểu chủng viện An Ninh giờ được chuyển đến Huế, rồi trở thành giám đốc chủng viện. Năm 1964, ông được bộ nhiệm làm tổng giám mục giáo phận Huế.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 1967, giáo hoàng Paul VI bổ nhiệm ông làm giám mục của giáo phận Nha Trang. Ông chính là người Việt Nam đầu tiên thay thế vị trí này từ vị giám mục người Pháp. Lễ thụ phong diễn ra vào ngày 24 tháng 6, được thực hiện bởi khâm sứ tòa thánh Angelo Palmas, phụ trách các nước Việt Nam, Lào và Cambochia. Ông Văn Thuận chọn khẩu hiệu: Gaudium et Spes – Niềm vui và hy vọng, tên của hiến chế mục vụ về nhà thờ trên thế giới hiện nay, bởi vì ông muốn trở thành tín đồ của niềm vui và hy vọng.
Ông ý thức rất rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với tư cách là linh mục, ông cầu Chúa cho mình sức mạnh, lòng can đảm và sự thông thái để có thể hoàn thành những nhiệm vụ mà nhà thờ trông đợi ở ông trong tương lai. Khi mẹ ông biết tin, bà nói: „Linh mục là linh mục. Nhà thờ đã coi trọng gửi gắm con nhiệm vụ lớn lao này, nhưng con vẫn chính là con. Con là linh mục, đó là điều quan trọng nhất mà con cần nhớ đến.
(André Nguyễn Văn Châu, François Xavier Nguyễn Văn Thuận. Chân dung một cuộc đời, trang 147)

Trong khoảng thời gian tám năm hoạt động ở giáo phận Nha Trang, giám mục Văn Thuận tập trung hỗ trợ các tổ chức, giáo đoàn tình nguyện của nhà thờ công giáo như Legio Mariae, Cursillos de Cristiandad và phong trào Focolare. Ông cũng tận tình khuyến khích phát triển giáo phận. Ngoài ra, ông còn đảm nhận các chức vụ khác nhau trong hội đồng giám mục Việt Nam như chủ tịch ủy ban công lý và hòa bình, chủ tịch ủy ban truyền thông xã hội. Ông tham gia thành lập liên hội đồng giám mục Á châu (FABC). Năm 1973, ông trở thành phó chủ tịch chương trình COREV, chương trình hỗ trợ tái xây dựng Việt Nam và tái lập cộng đồng dân tị nạn từ các vùng chiến tranh.
Từ năm 1971 đến năm 1975, giám mục Văn Thuận làm cố vấn cho hội đồng giáo hoàng ở Rom. Trong thời gian có mặt ở thủ phủ nước Ý này, ông có dịp làm quen với giám mục của Cracow, Karol Wojtyła, người sau này trở thành giáo hoàng Johannes Paul II. Qua đó, ông tìm hiểu những kinh nghiệm hoạt động với tư cách là giám mục dưới chế độ cộng sản.
Ngày 23 tháng 4 năm 1975, giáo hoàng Paul VI bổ nhiệm giám mục Văn Thuận làm giám mục phó của giáo phận Sài Gòn và làm tổng giám mục hiệu tòa Vadesi. Ông rời Nha Trang, lên đường tới Sài Gòn, dù biết sẽ phải đối mặt với những tháng ngày khó khăn dưới chính quyền mới.
Stichworte: Diesem Inhalt sind Tags zugeordnet. Ähnliche Themen finden Sie nach einem Klick.
Öffnungszeiten der Ausstellung
- montags bis samstags
von 10:00 bis 17:00 Uhr - sonntags
von 12:30 bis 17:00 Uhr