François Xavier Nguyễn Văn Thuận sinh ngày 17 tháng tư năm 1928 ở Phủ Cam, thuộc ngoại ô thành phố triều đình Huế cũ. Ông là anh cả của tám người con trong một gia đình có truyền thống công giáo lâu đời. Họ noi theo tấm gương của cha ông cả hai bên nội ngoại, những người dù chịu tử đạo, bị truy đuổi hàng trăm năm trời nhưng vẫn trung thành với niềm tin của mình.
Mẹ thường kể cho chúng tôi nghe câu chuyện dòng họ Văn-Thân bị truy đuổi. Ngoài hai người trong đại gia đình ra thì tất cả đều bị truy đuổi và thiêu sống cùng với các tín đồ công giáo khác. Khi đó, ông Ngô Đình Khả (ông ngoại của hồng y Nguyễn Văn Thuận) đang ở Penang. Em gái ông, Ngô Đình Thị Tiên, nhờ được che chắn bởi thân xác nhưng người khác nên mới sống sót. Vài năm sau đó, bà nhập đạo.
(François Xavier Nguyễn Văn Thuận trong một cuộc trò chuyện với giáo hội công giáo Việt Nam nhân dịp ông được phong chức hồng y vào năm 2001)

Bất chấp những tháng năm khốn khó, gia sản bị tịch thu, gia đình vẫn trở nên thịnh vượng và danh tiếng. Cha của Văn Thuận, ông Thadeus Nguyễn Văn Ấm (*1900 †1993) tiếp quản công ty xây dựng từ dòng họ. Mẹ ông, bà Elizabeth Ngô Đình Thị Hiệp (*1903 †2005), xuất thân từ một gia đình có tầm ảnh hưởng chính trị. Cha bà, ông Ngô Đình Khải làm quan lớn trong triều đình. Ông là người vô cùng thông thái, tận tụy trung thành với vua, ngay cả khi vị này bị tước ngôi trong thời kỳ Pháp thuộc. Ông Khả sau đó không còn làm quan mà trở thành nông dân. Ông tiếp tục truyền lại những hiểu biết chính trị sâu rộng, tình yêu quê hương vô điều kiện và tư tưởng tôn giáo cho chín người con của mình. Con trai Thục trở thành tổng giám mục của giáo phận được lập lại năm 1960 ở Huế, con trai Diệm trở thành tổng thống miền Nam Việt Nam từ năm 1955 cho đến khi bị ám sát. Con gái Hiệp vốn gần gũi cha nhất được ông giao cho trọng trách giữ gìn và truyền tiếp những tư tưởng chính trị và tinh thần của mình cho các thế hệ sau.
Ông Văn Thuận giữ mối quan hệ rất thân thiết với mẹ. Kể từ khi còn là một cậu bé, ông đã háo hức lắng nghe những lời mẹ kể:
Tối đến, mẹ lại dạy tôi những câu chuyện từ kinh thánh, mẹ kể cho tôi nghe những truyền thuyết về các tử đạo, đặc biệt là về ông cha mình, mẹ dạy tôi biết yêu quê hương, đất nước ...
(Hy vọng nâng đỡ chúng ta, trang 13)

Noi gương theo mẹ và bác Thục, từ khi còn bé, Văn Thuận đã tỏ rõ thiên hướng thuộc về giáo phận. Năm 1940, khi tròn 12 tuổi, ông gia nhập tiểu chủng viện An Ninh, cách nhà khoảng 100 km. Chính các linh mục của hội thừa sai Pari (MEP) đã đứng ra hành lễ.
Trong thời gian ở An Ninh, ông say mê đọc sách về các nhà tu hành và truyền đạo. Ông đặc biệt noi theo tấm gương của người đặt tên thánh cho mình, thánh Franz Xaver, đức mẹ Thérèse thành Lisieux và linh mục vùng Ars, Johannes Maria Vianney. Ông học được từ họ sự hiến dâng tuyệt đối, niềm tin, tinh thần kiên định, tính khiêm tốn, lòng kiên nhẫn, sự kiên trì cũng như hệ quả bên trong thành công và thất bại. Chính nhờ có được những động lực từ họ mà ông đã vượt qua được những giờ khắc nghiệt ngày trong thời gian bị giam giữ sau này.
Stichworte: Diesem Inhalt sind Tags zugeordnet. Ähnliche Themen finden Sie nach einem Klick.
Öffnungszeiten der Ausstellung
- montags bis samstags
von 10:00 bis 17:00 Uhr - sonntags
von 12:30 bis 17:00 Uhr